BẤT ĐỘNG SẢN ST HOUSING 東京都新宿区高田馬場 1-17-18 ST高田馬場ビル 7-8F

6 Lưu Ý Khi Thuê Nhà Tại Nhật

6 Lưu Ý Khi Thuê Nhà Tại Nhật

Tháng 8 19, 2018

Một trong những mối quan tâm đầu tiên của các du học sinh tại Nhật Bản là vấn đề nơi ở. Bởi vì thuê nhà ở Nhật cần rất nhiều thủ tục và khá rắc rối.

Hãy để ST – Housing liệt kê một số lưu ý giúp các bạn du học sinh tránh gặp phải bỡ ngỡ, khó khăn trong việc thuê nhà tại xứ sở mặt trời mọc nhé!

1. Phí chuyển nhà tương đối đắt.

Việc đầu tiên là các bạn cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định thuê nhà ở đâu. Vì ở Nhật, phí chuyển nhà tương đối đắt.

2. Phí đầu vào

Khi thuê nhà, bạn sẽ đối mặt với các lệ phí cơ bản gồm: tiền đặt cọc, tiền hoa hồng cho các nhà môi giới, phí thuê nhà tháng các tháng đầu tiên, tiền lễ, cùng với các khoản phí cho bảo hiểm bất động sản, phí bảo trì, phí đổi chìa khoá,… Tuỳ vào từng nhà hay công ty môi giới bất động sản mà có thể phát sinh thêm những khoản chi phí khác nhau. Không phải loại chi phí nào cũng bắt buộc, nên khi thuê nhà bạn nên hỏi xem những chi phí nào có thể bớt được và mặc cả thử thì có thể sẽ bớt được khá nhiều tiền đầu vào đấy.

3. Cần Đầy Đủ Giấy Tờ

Để đăng ký hợp đồng thuê nhà ở Nhật Bản, bạn cần đưa visa và hộ chiếu, thẻ lưu trú hoặc thẻ sinh viên. Ngoài ra, bạn còn phải có một người đứng ra bảo lãnh để chịu trách nhiệm trong việc thuê nhà phòng trường hợp bạn không có khả năng chi trả. Những người này phải chứng minh giá thuê nhà chỉ chiếm dưới 30% tổng thu nhập của họ. Nếu không có người thân ở Nhật bạn có thể nhờ đến các công ty bất động sản để bảo lãnh.

4. Không được Trang Bị Đồ Đạc trong Nhà

Hầu hết các căn hộ thuê ngoài đều không được trang bị các vật dụng nội thất cần thiết, do đó các bạn du học sinh phải tự mua hoặc đi mượn,đi xin các dụng cụ này. Ở Nhật có tập quán là khi trả phòng, bạn phải tư chi trả để hồi phục lại nguyên trạng, dọn dẹp sạch sẽ giống như lúc mới thuê. Nếu bạn làm hư hại hoặc làm bẩn phòng và các trang thiết bị sẵn có trong phòng, các bạn phải tự bỏ tiền túi để sửa chữa lại.

5. Hợp Đồng bằng Tiếng Nhật

Các hợp đồng thuê nhà đều được viết bằng tiếng Nhật, do đó các bạn nên đi cùng với người bảo lãnh hoặc người đại diện thông thạo tiếng Nhật để tránh những rắc rối gặp phải trong quá trình ký kết hợp đồng thuê nhà.

6. Người ở cùng

Theo luật trong hợp đồng, những người không có tên trong hợp đồng sẽ không được sống chung nhà với bạn. Nếu có người khác không có tên trong hợp đồng ở trong nhà mà bị chủ nhà/công ty quản lý phát hiện ra, một là người đó phải ra khỏi nhà, hai là bị cưỡng chế hủy hợp đồng và sẽ phải dọn đi.

ST – Housing chúc các bạn sớm tìm được những căn nhà tốt, giá rẻ nhé!



Leave a comment